Trang blog tổng hợp Ý nghĩa các loài hoa. Mỗi loài hoa mang một thông điệp, bạn sẽ có lời giải đáp thú vị khi tham quan blog của chúng tôi.

9/11/16

Ý nghĩa hoa Mimosa - Mimosaceae

Từ xa xưa, tương truyền một câu chuyện tình buồn ở vùng đất Australia tươi đẹp nằm giữa biển khơi đầy nắng ấm. Có một nàng thiếu nữ xinh đẹp đã gục chết bên người mình yêu. Nhưng chính tình yêu và sự hy sinh của họ đã làm nảy nở một mầm sống mới nơi vùng núi cao của đất nước Australia thơ mộng này, một loại cây thân mộc, lá màu xanh biếc, vô cùng kiêu sa với sắc vàng rực rỡ và hương thơm quyến rũ. Đó chính là hoa Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae hay còn gọi là Mimosa!


Hoa Mimosa
Ý nghĩa hoa mimosa

Nguồn gốc hoa Mimosa

Hoa Mimosa có tên khoa học là Acacia Podalyriaefolia Cunn Mimosaceae, cây thuộc họ Trinh nữ (Mimosoideae), tên dân gian là keo lá tròn. Mimosa là một loài cây thân gỗ. Cây Mimosa 10 năm tuổi có thể tạo nên một tán lá, rộng cả 10 m. Mỗi cành Mimosa đều chi chít những nhánh nhỏ, lá kép hình ô-van, dài khoảng 2cm, mặt dưới của lá có mầu trắng bạc như phủ một lớp phấn trắng...

Hoa Mimosa
Mimosa rực rỡ sắc vàng
Mimosaceae, nguồn gốc từ Australia và du nhập vào nhiều quốc gia khác trên thế giới, mỗi đoá Mimosa có dạng hình cầu sáng vàng rực rỡ như đang toả ra những tia nắng vui tươi… Vì thế, người Pháp gọi Mimosa là “mặt trời nhỏ đến từ nước Úc”, còn người Ý gọi là “O Sole Mio” có nghĩa là “mặt trời nhỏ của tôi”. Mimosa đã chọn Đà Lạt vào hành trình của mình từ những ngày đầu xây dựng.

Mimosa! Từ đâu em tới ?
Mimosa! Vì sao em tới đất này ?
Đà Lạt đồi nút chập chùng
Đà Lạt trời mây nước mênh mông ...

Ở Việt Nam, hoa Mimosa có rất nhiều ở vùng núi đồi Đà Lạt, nhiều người cho rằng hoa Mimosa là biểu trưng cho thành phố hoa và sương mù này. Mimosa Đà Lạt (Acacia dealbata, keo bạc) có các lá từ màu lục xám tới màu bạc và các hoa màu vàng sáng.

Hoa Mimosa
Mimosa nàng trinh nữ của cao nguyên Đà Lạt

Ý nghĩa hoa Mimosa.

Nếu những ngày mùa thu, sắc vàng rực óng ả của Dã Quỳ phủ kín các con đường, sườn núi Tây Nguyên, Đà Lạt, khiến du khách phải tìm ngay đến vùng đất này để chiêm ngưỡng, thì những ngày đông , một sắc vàng khác nhẹ nhàng hơn, ngọt ngào và kiêu sa hơn đang dần chiếm chỗ. Đó là sắc vàng Mimosa. Một vẻ đẹp tuy hoang dại, khiêm nhường nhưng ẩn chứa một mối tình đầy ý nghĩa và khó quên.

Mimosa là biểu tượng của một tình yêu trong trắng, thủy chung luôn hướng về người mình yêu.
Biểu trưng cho những tình cảm chân thành và sự cảm thông.
Tượng trưng cho tình yêu thầm kín và vẻ đẹp khiêm nhường.
Biểu tượng của tình yêu và nỗi nhớ, cho nét đẹp trinh nguyên thuần khiết của người thiếu nữ.
Những cô gái Đà Lạt hay ép hoa vào trong trang sách gửi cho người yêu để bày tỏ tình cảm, hương thơm ngây ngất của Mimosa vẫn còn lưu giữ mãi theo thời gian. 

Hoa Mimosa
Mimosa loài hoa của tình yêu mới chớm nở
Mimosa không đẹp rực rỡ như các loài hoa khác nhưng có sắc vàng quyến rũ đến nao lòng. Vốn chỉ là một loài cây hoang dã, mọc ở rừng hoặc ven đường nên hoa phải chịu kiếp hoa dại, không bao giờ được trồng trong vườn nhà.

Nhưng chính nét đẹp trinh nguyên và thuần khiết ấy, chính sự trong trắng và thủy chung của tình yêu đó, người ta tặng cho Mimosa một cái tên nhẹ nhàng, trìu mến “nàng trinh nữ” của cao Nguyên Đà Lạt.

Ngày nay, các cặp tình nhân tặng hoa Mimosa cho nhau như để khẳng định sự chung thuỷ, luôn hướng về người mình đem lòng yêu thương, hoa Mimosa còn tượng trưng cho Tình yêu mới chớm nở...

Hoa Mimosa
Ý nghĩa hoa Mimosa
Từ thế kỷ 20, Mimosa cũng được các nhà dược học quan tâm, nghiên cứu bào chế các loại thuốc để chữa bệnh cho con người và giảm thiểu những stress trong cuộc sống… Ngoài ra, người ta còn lấy nhựa mimosa cung cấp cho ngành mỹ thuật và bưu điện làm chất kết dính của sơn dầu và làm keo tráng sẵn lên tem, phong bì. Gần đây, các nhà sản xuất rượu Cognac và vang Pháp cũng đã sử dụng gỗ mimosa để làm thùng lưu hoá rượu và nút chai. Hương thơm quyến rũ của Mimosa cũng được đưa và các loại bánh kẹo, nước giải khát, coktail, champagne được nhiều người yêu thích.

Ý nghĩa hoa Mimosa - Mimosaceae Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Phạm Tú

0 comments: